00:28 +07 Thứ sáu, 29/03/2024

GIỚI THIỆU

DANH MỤC

Liên kết Website

Thành Viên

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 63

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 62


Hôm nayHôm nay : 583

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 2576806

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 16475134

LIÊN KẾT WEB

Bộ Y tế
Tổng cục dân số
Báo gia đình
UBND tỉnh
SỞ Y TẾ TỈNH BẮC GIANG

Thăm dò ý kiến

Bạn quan tâm điều gì ở Website này ?

Tin tức

Văn bản quản lý

Văn bản quy phạm pháp luật

Trang nhất » Tin Tức - sự kiện » Phổ biến kiến thức

Đảm bảo ATTP trong mùa mưa, bão lũ, lụt

Thứ tư - 20/07/2022 09:19
Bão lụt và các thay đổi bất thường của thời tiết tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có hại xâm nhập vào thực phẩm. Trong mùa bão lụt, nguồn cung cấp thực phẩm tươi, sạch, an toàn bị ách tắc do phương tiện vận chuyển bị hạn chế; lương thực, thực phẩm gặp thời tiết mưa ẩm dễ bị ôi, thiu, mốc, hỏng có thể gây ngộ độc thực phẩm; nguồn nước có thể bị ô nhiễm nặng dẫn đến ô nhiễm thực phẩm và nước uống dùng để chế biến thức ăn;
Bão lụt và các thay đổi bất thường của thời tiết tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật có hại xâm nhập vào thực phẩm. Trong mùa bão lụt, nguồn cung cấp thực phẩm tươi, sạch, an toàn bị ách tắc do phương tiện vận chuyển bị hạn chế; lương thực, thực phẩm gặp thời tiết mưa ẩm dễ bị ôi, thiu, mốc, hỏng có thể gây ngộ độc thực phẩm; nguồn nước có thể bị ô nhiễm nặng dẫn đến ô nhiễm thực phẩm và nước uống dùng để chế biến thức ăn;
Sau thiên tai, bão lụt thường xảy ra các trường hợp ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh truyền qua đường thực phẩm như: Vibrio cholera gây bệnh tả, Salmonella gây thương hàn, Shigella gây lỵ trực trùng, Bacillus anthracis gây bệnh than, bệnh tiêu chảy do virus (rotavirus, enterovirus...), viêm gan A, E...
Để bảo vệ bản thân và gia đình, mọi người nên thực hiện 5 nguyên tắc sau về an toàn thực phẩm:
Nguyên tắc 1: Giữ gìn vệ sinh tốt
- Rửa tay bằng xà phòng với nước sạch: Trước khi tiếp xúc với thực phẩm; trước và trong quá trình chế biến thực phẩm; Sau mỗi lần đi vệ sinh;
- Vệ sinh toàn bộ bề mặt và dụng cụ chế biến thực phẩm bằng nước sạch và chất tẩy rửa chuyên dụng được phép sử dụng theo quy định của pháp luật (nếu có) sau mỗi lần chế biến;
- Giữ gìn sạch sẽ khu vực bếp và thực phẩm phòng tránh côn trùng, sâu bọ và các động vật khác xâm nhập.
Nguyên tắc 2: Sử dụng nước và nguyên liệu an toàn
- Sử dụng nguồn nước sạch trong chế biến thực phẩm;
- Lựa chọn thực phẩm tươi từ nguồn tin cậy, an toàn;
- Rửa sạch rau và hoa quả, đặc biệt với các loại rau quả ăn sống;
- Không sử dụng thực phẩm đã quá hạn sử dụng, đồ hộp bị phồng, méo.
Nguyên tắc 3: Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín
- Không để lẫn thịt lợn, thịt gia súc, gia cầm và hải sản tươi sống với các thực phẩm khác;
- Sử dụng riêng các dụng cụ và thiết bị nấu nướng như dao, thớt để chế biến thực phẩm sống;
- Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh ô nhiễm giữa những thực phẩm sống và giữa thực phẩm sống với thực phẩm chín.
Nguyên tắc 4: Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn
- Tránh vùng nhiệt độ không đảm bảo an toàn: Từ 5 đến 60 độ C;
- Làm lạnh ngay và bảo quản ở tủ lạnh tất cả các thực phẩm đã nấu chín và thực phẩm dễ bị ôi thiu, hư hỏng khi không sử dụng ngay trong điều kiện từ 5 độ C trở xuống;
- Giữ thực phẩm đã nấu chín ở nhiệt độ >60 độ C trước khi ăn.
Nguyên tắc 5: Đun nấu kỹ
- Đun, nấu kỹ thực phẩm, đặc biệt là các loại thịt, trứng và hải sản. Thực hiện ăn chín, uống sôi để đảm bảo an toàn vệ sinh;
- Đun sôi thực phẩm và đảm bảo thực phẩm luôn được nấu kỹ;

- Đun kỹ lại thực phẩm chín và chỉ đun lại một lần.

Tác giả bài viết: chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm

Nguồn tin: Phòng Nghiệp vụ - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và tham khảo tại Website của Cục An toàn thực phẩm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

5S thay đổi nhỏ hiệu quả lớn

Hỗ trợ

Quản trị Website

Name: Chi cục ATTP